Truyền thuyết về người Hà Lan bay (tiếng Anh: The Flying Dutchman) liên quan đến một con tàu ma bí ẩn, nó phải chịu số phận bi đát vĩnh cửu là đi luẩn quẩn trong vùng nước mênh mông xung quanh đó mà không bao giờ có thể cập bờ vào vùng mũi đất. Câu chuyện có thể bắt nguồn từ những truyền thuyết dân gian từ thế kỷ 17. Các phiên bản còn tồn tại lâu đời nhất xuất hiện từ cuối thế kỷ 18.
Những điều người ta trong trông thấy thế kỷ 19 và 20 là một con tàu phát sáng ra những ánh sáng ma quái. Trong truyền thuyết hàng hải, nhìn thấy con tàu ma này là một điềm báo cho sự diệt vong. Một trong những chuyển thể nổi tiếng nhất là một tác phẩm của Richard Wagner, bản Opera Người Hà Lan bay, được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1843 ở Dresden.
Hình mẫu thuyền trưởng Davy Jones trong "Cướp biển vùng Ca-ri-bê" được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng Van der Decken.
Những điều người ta trong trông thấy thế kỷ 19 và 20 là một con tàu phát sáng ra những ánh sáng ma quái. Trong truyền thuyết hàng hải, nhìn thấy con tàu ma này là một điềm báo cho sự diệt vong. Một trong những chuyển thể nổi tiếng nhất là một tác phẩm của Richard Wagner, bản Opera Người Hà Lan bay, được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1843 ở Dresden.
Truyền thuyết về con tàu “Người Hà Lan bay”
Câu chuyện nhắc đến con tàu huyền thoại “Người Hà Lan bay” bắt đầu từ năm 1641, khi một chiếc tàu của người Hà Lan bị chìm một cách bí ẩn ngoài khơi trong cơn bão, ở khu vực gần mũi Hảo Vọng.
Hình ảnh mô tả lại cảnh con tàu đang bị cơn bão nuốt chửng.Trước đó, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Do đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với công ty Đông Ấn (đơn vị chủ quản con tàu), ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn.
Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển. Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão song không thành, khi nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách điên dại, thề sẽ trở lại mũi đất này dù có tiếp tục ở trên biển cho đến Ngày tận thế.
Câu chuyện nhắc đến con tàu huyền thoại “Người Hà Lan bay” bắt đầu từ năm 1641, khi một chiếc tàu của người Hà Lan bị chìm một cách bí ẩn ngoài khơi trong cơn bão, ở khu vực gần mũi Hảo Vọng.
Hình ảnh mô tả lại cảnh con tàu đang bị cơn bão nuốt chửng.
Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển. Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão song không thành, khi nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách điên dại, thề sẽ trở lại mũi đất này dù có tiếp tục ở trên biển cho đến Ngày tận thế.
Hình mẫu thuyền trưởng Davy Jones trong "Cướp biển vùng Ca-ri-bê" được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng Van der Decken.
Kể từ đó, theo truyền thuyết, mỗi khi xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó. Có rất nhiều người tin rằng mình đã nhìn thấy “Người Hà Lan bay” lang thang trên biển, vang vọng khúc ca sầu thảm, tiếc thương cho thủy thủ đoàn.
Thậm chí, nhiều nhân chứng cho rằng mình đã chạm mặt “Người Hà Lan bay” đang “dạo chơi” trên biển khi đi qua mũi Hảo Vọng. Có người kể lại rằng con tàu lướt đi trên mặt biển rất nhẹ mà không cần có gió. Nó đột ngột xuất hiện chỉ đường cho các con tàu khác, khiến chúng mắc vào các con lạch cạn nước, rồi từ từ biến mất.
Lại có người cho biết con tàu chỉ xuất hiện vào những lúc có bão. Khi ấy, bóng ma trắng của vị thuyền trưởng, nổi bật với đôi mắt đỏ sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thót tim, chưa kể là tiếng gào thét của đám thủy thủ làm ta khó lòng giữ được bình tĩnh.
Câu chuyện về "Người Hà Lan bay" có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng tựu trung, tất cả mọi người đều thống nhất rằng con tàu này chỉ đem lại tai họa cho những ai thấy nó.
Một số ghi chép của các nhân chứng
Ghi chép nổi tiếng nhất có thể kể đến là sự chạm trán của tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh) với “Người Hà Lan bay” khi đang đi qua mũi Hảo Vọng vào rạng sáng ngày 11/7/1881.
Một sĩ quan trên tàu lúc đó chính là vua George V sau này, đã ghi lại lời kể của viên hoa tiêu khi anh ta nhìn thấy tàu "Người Hà Lan bay" trong đêm tối: "Tôi thấy con tàu sáng rực một màu đỏ, đứng im lìm trong sóng biển rất mạnh". Sau đó vài ngày, viên hoa tiêu xấu số đã ngã từ cột buồm xuống biển.
Vào một ngày tháng 3/1939, rất nhiều người ở dọc bờ biển phía Nam châu Phi đã nhìn thấy một con tàu lạ. Con tàu có kiến trúc của thế kỷ 17, được miêu tả lại như sau: "Giữa lúc trời lặng sóng, con thuyền bỗng đột ngột xuất hiện ở bãi biển Glencairn. Mặc cho mọi người chỉ trỏ bàn tán về xuất xứ của con tàu kiểu cổ điển, chỉ một lúc sau, nó đột ngột tan biến như một làn sương đầy bí hiểm, hệt như khi xuất hiện”.
Con tàu bỗng xuất hiện trong đêm tối rồi lại tan biến như làn sương.
Có nhiều ghi chép khác liên quan đến con tàu "Người Hà Lan bay", tuy nhiên, những ghi chép đó không ghi cụ thể thời gian và địa điểm con tàu xuất hiện. Ghi nhận cuối cùng về con tàu này là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng dưng... biến mất.
“Người Hà Lan bay” liệu có thực sự tồn tại?
Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có khẳng định nào về sự tồn tại của “Người Hà Lan bay” dù cho câu chuyện về một con tàu xuất xứ Hà Lan bị đắm khi đi qua mũi Hảo Vọng là có thật. Đội nghiên cứu cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là ảo giác của thủy thủ đoàn khi nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời sau màn sương mù. Đó thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.
Tàu "Người Hà Lan bay" phiên bản điện ảnh.
Quả thực, ngay cả khi các công nghệ khoa học tối tân nhất vào cuộc, câu trả lời về “Người Hà Lan bay” vẫn là một ẩn số. Và thế là, truyền thuyết về con tàu này cứ tiếp tục được “thêu dệt” trong tâm trí nhiều người rồi trở thành các tác phẩm điện ảnh kinh điển như những gì bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” từng thể hiện.
Lại có người cho biết con tàu chỉ xuất hiện vào những lúc có bão. Khi ấy, bóng ma trắng của vị thuyền trưởng, nổi bật với đôi mắt đỏ sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thót tim, chưa kể là tiếng gào thét của đám thủy thủ làm ta khó lòng giữ được bình tĩnh.
Câu chuyện về "Người Hà Lan bay" có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng tựu trung, tất cả mọi người đều thống nhất rằng con tàu này chỉ đem lại tai họa cho những ai thấy nó.
Ghi chép nổi tiếng nhất có thể kể đến là sự chạm trán của tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh) với “Người Hà Lan bay” khi đang đi qua mũi Hảo Vọng vào rạng sáng ngày 11/7/1881.
Một sĩ quan trên tàu lúc đó chính là vua George V sau này, đã ghi lại lời kể của viên hoa tiêu khi anh ta nhìn thấy tàu "Người Hà Lan bay" trong đêm tối: "Tôi thấy con tàu sáng rực một màu đỏ, đứng im lìm trong sóng biển rất mạnh". Sau đó vài ngày, viên hoa tiêu xấu số đã ngã từ cột buồm xuống biển.
Vào một ngày tháng 3/1939, rất nhiều người ở dọc bờ biển phía Nam châu Phi đã nhìn thấy một con tàu lạ. Con tàu có kiến trúc của thế kỷ 17, được miêu tả lại như sau: "Giữa lúc trời lặng sóng, con thuyền bỗng đột ngột xuất hiện ở bãi biển Glencairn. Mặc cho mọi người chỉ trỏ bàn tán về xuất xứ của con tàu kiểu cổ điển, chỉ một lúc sau, nó đột ngột tan biến như một làn sương đầy bí hiểm, hệt như khi xuất hiện”.
Con tàu bỗng xuất hiện trong đêm tối rồi lại tan biến như làn sương.
Có nhiều ghi chép khác liên quan đến con tàu "Người Hà Lan bay", tuy nhiên, những ghi chép đó không ghi cụ thể thời gian và địa điểm con tàu xuất hiện. Ghi nhận cuối cùng về con tàu này là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng dưng... biến mất.
“Người Hà Lan bay” liệu có thực sự tồn tại?
Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có khẳng định nào về sự tồn tại của “Người Hà Lan bay” dù cho câu chuyện về một con tàu xuất xứ Hà Lan bị đắm khi đi qua mũi Hảo Vọng là có thật. Đội nghiên cứu cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là ảo giác của thủy thủ đoàn khi nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời sau màn sương mù. Đó thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.
Tàu "Người Hà Lan bay" phiên bản điện ảnh.
Quả thực, ngay cả khi các công nghệ khoa học tối tân nhất vào cuộc, câu trả lời về “Người Hà Lan bay” vẫn là một ẩn số. Và thế là, truyền thuyết về con tàu này cứ tiếp tục được “thêu dệt” trong tâm trí nhiều người rồi trở thành các tác phẩm điện ảnh kinh điển như những gì bộ phim “Cướp biển vùng Ca-ri-bê” từng thể hiện.